Những cây gia vị trong vườn chúng ta ăn hàng ngày không chỉ ngon về mặt vị giác; mà thực sự là cây thuốc quý. Nó như một chất kháng sinh tự nhiên đối với sức khỏe con người. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của các cây gia vị.
Tóm tắt nội dung
1. Cây húng chanh
Cây húng chanh là một loại rau gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình. Cây húng chanh còn có tên gọi nữa là rau tần dày lá hay rau thơm lùn. Nó có vị chua the, hơi hăng và có tính ấm.
Cách dùng chữa bệnh:
Để chữa hen suyễn: Lấy 12g lá húng chanh với 10g lá tía tô đem rửa sạch, sắc nước uống. Khi uống nên kiêng ăn đồ hải sản, chiên xào, thức uống lạnh.
Bài chữa ho cho trẻ: Lá húng chanh với lá hẹ và mật ong. Cả 3 thứ đem hấp, uống rất sạch miệng lại đỡ ho.
Nếu bị rết, bọ cạp cắn hoặc ong đốt, bạn lấy lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ hoặc nhai kỹ; cho thêm ít muối vào rồi đắp lên vết cắn.
Bị dị ứng da: Sắc 15g lá húng chanh khô cùng 2 bát nước. Đun cạn còn 1 bát nước, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. Đồng thời dùng lá húng chanh tươi giã nát; thêm vài hạt muối vào rồi đắp lên vùng dị ứng.
2. Rau mùi tàu
Mùi tàu còn gọi là ngò gai hay ngò tàu, lá có răng cưa. Cây có nguồn gốc ở Châu Mỹ. Mùi tàu có vị the, thơm hắc, tính ấm. Thường dùng nấu canh chua cá để khử mùi tanh; và nó thường có mặt trong bát phở giúp ngon miệng hơn.
Điều trị viêm kết mạc mắt: Khi viêm kết mạc, người bệnh cảm thấy nóng rát và đau nhức. Mùi tàu giúp làm mất cảm giác này. Cách dùng: Mùi tàu tươi đem phơi khô trong mát; sau đó đem đi sắc lấy nước, rồi rửa mắt viêm kết mạc là được.
Rau mùi tàu chữa cảm cúm: Rau mùi 40g, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g; gừng tươi 3 lát. Rửa sạch các loại lá rồi thái nhỏ; còn gừng rửa sạch đập dập. Tất cả cho vào ấm sắc với 500ml nước, đến khi còn 100ml thì đổ ra, uống nóng. Mỗi ngày uổng 2 lần, rồi nằm trong chăn ấm, cho ra mồ hôi rồi lau khô người.
Nếu bị sốt nhẹ: Lấy mùi tàu 30g, thịt bò tươi 50g với vài lát gừng tươi. Tất cả thái nhỏ, nấu chín với 600ml nước. Nên ăn nóng khi ăn thêm ít tiêu bột; rồi trùm chăn kín người để cho ra mồ hôi.
3. Rau gia vị răm
Rau răm hay còn gọi là thủy liễu hoặc hương lục, nó có hương thơm đặc biệt mạnh. Rau răm có vị cay, tính ấm, không độc. Nó thường dùng cho thức ăn như cháo hải sản; trứng vịt lộn, gỏi vịt…rau răm kích thích tiêu hoá.
Gia vị rau răm trị chứng tiêu hoá kém: Mỗi ngày dùng từ 15 đến 20g rau răm, rửa sạch, xay nhuyễn; lọc lấy nước cốt uống.
Rau răm hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da như bị nước ăn chân. Cách dùng: rau răm rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ bị ngứa.
4. Rau thì là
Rau thì là hay được gọi thìa là, đây là một vị thuốc trong Đông y. Hạt của cây thì là vị cay, tính ẩm, không độc. Cây thì là thường được dùng cho các món ăn có liên quan đến các loại thủy sản.
Người bị tiểu rắt: Lấy một nắm rau thì là, tẩm với nước muối; sao vàng, tán thành bột. Khi dùng, lấy bánh dày quết ăn cùng với bột thì là. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm đối với những người bị tiểu són hay đau buốt.
Những người bị sốt rét ác tính sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Để trị bệnh này, dân gian dùng hạt thì là tươi, giã vắt lấy nước uống, hoặc phơi khô hạt, tán thành bột, sắc lấy nước uống rất công hiệu.
5. Cây tía tô
Tía tô còn gọi là tử tô, xích tô, bạch tô. Lá tía tô vị cay, tính ấm, làm ra mồ hôi, tiêu đờm. Quả có tác dụng khử đờm, hen suyễn, tê thấp. Hạt chữa táo bón, mộng tinh…
Tía tô dùng trị chứng cảm cúm không ra mồ hôi, ho nặng. Cách dùng: Nấu cháo gạo, cho 10 g lá tía to thái chỉ vào, ăn nóng; đắp chăn kín cho ra mồ hôi bệnh sẽ khỏi. Hoặc lấy 15 đến 20g lá tía tô tươi, giã nát; đun sôi với nước để uống.
Những người ăn hải sản bị dị ứng mẩn đỏ, dùng một nắm lá tía tô giã hay xay lấy nước uống; bã đắp vào chỗ mẩn ngứa. Hoặc có thể kết hợp với sinh khương 8g, gừng tươi 8g, cam thảo 4g đun với 600ml, cô lại còn 200ml. Uống 3 lần trong ngày.
Chữa táo bón: Dùng 15 g hạt tía tô và15 g hạt hẹ giã nhỏ; trộn với nhau chế thêm 200ml nước, lọc lấy nước cốt để nấu cháo ăn rất tốt. Món này đặc biệt thích hợp, trị chứng táo bón lâu ngày ở các cụ già và người suy yếu.
6. Cây gia vị bạc hà
Tinh chất bạc hà được sử dụng nhiều trong các thực phẩm giải khát như trà bạc hà, siro… Dầu bạc hà còn được trộn trong kem đánh răng; xà phòng tắm, dầu gội đầu.
Loại cây này có vị cay, mát, trị cảm mạo phong nhiệt, nhức đầu và các vấn đề về tiêu hóa. Uống trà bạc hà cũng giúp thư giãn tinh thần.
7. Rau gia vị mùi
Rau mùi còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Cây có vị cay, tính ấm, không độc.
Người bị kiết lị dùng một vốc hạt mùi sao vàng, tán nhỏ. Khi dùng, lấy ra 7 đến 8g pha với nước, ngày uống 2 lần. Nếu lị ra máu thì uống với nước đường, lị đàm thì uống với nước gừng.
Người bị loét niêm mạc lưỡi; dùng rau mùi kết hợp với rau húng chanh; tất cả ngâm với nước muối pha loãng rồi nhai kỹ, nuốt lấy nước.
8. Cây húng quế
Húng quế có họ giống cây bạc hà. Loại cây này còn là một loại thảo dược giúp chữa trị đầy hơi, ăn không ngon miệng. Nó có tác dụng làm lành các vết đứt, trầy. Nên sử dụng lá húng quế tươi tốt cho sức khỏe.
9. Gia vị gừng
Vị thuốc gừng này còn giúp giảm đau và sưng ở những người bị viêm khớp; chống chứng đau nửa đầu nhờ cơ chế chẹn chất gây viêm prostaglandin. Gừng còn hỗ trợ hoạt động của đường tiêu hóa; thúc đẩy dịch tiêu hóa và trung hòa axit; cũng như làm giảm co thắt ruột.
Lưu ý: Người bị bệnh dạ dày, trĩ, gan… không nên dùng gừng.
Theo bepvang
Xem thêm: