Trung Quốc đã bắt đầu trả đũa Washington bằng cách tuyên bố hủy bỏ một loạt các cuộc gặp với Mỹ, cụ thể là việc đình chỉ các vấn đề mà phía Trung Quốc đang đàm phán song phương với Mỹ, bao gồm liên quan đến đối thoại quân sự, biến đổi khí hậu và các dự án chống ma túy. 

Trung Quốc công bố danh sách trừng phạt

Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Mỹ như sau: 

  1. Hủy cuộc nói chuyện giữa các chỉ huy quân sự Trung – Mỹ. 
  2. Hủy Đàm phán Phối hợp Chính sách Quốc phòng Trung – Mỹ  (DPCT). 
  3. Hủy các cuộc họp Hiệp định Tham vấn Hàng hải Quân sự Trung – Mỹ (MMCA). 
  4. Đình chỉ hợp tác Trung – Mỹ về vấn đề hồi hương người nhập cư bất hợp pháp. 
  5. Đình chỉ hợp tác Trung – Mỹ về hỗ trợ pháp lý trong các vấn đề hình sự. 
  6. Đình chỉ hợp tác Trung – Mỹ chống tội phạm xuyên quốc gia. 
  7. Đình chỉ hợp tác bài trừ ma túy giữa Hoa Kỳ – Trung Quốc. 
  8. Tạm ngừng đàm phán Trung – Mỹ về biến đổi khí hậu.

Các cuộc hủy bỏ đàm phán với Mỹ của Trung Quốc sẽ gây tác động đến các chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Chỉ cần nhìn vào biểu đồ khí thải mà Trung Quốc tạo ra cho thế giới đủ thấy, việc tạm ngừng đàm phán Trung – Mỹ về biến đổi khí hậu cũng khiến chính quyền Joe Biden – vốn ủng hộ chính sách Biến đổi khí hậu của phe thiên tả phải lo ngại. 

Mỹ cho biết hôm thứ Sáu rằng quyết định của Trung Quốc ngừng hợp tác trong một số lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả biến đổi khí hậu “về cơ bản là vô trách nhiệm.” Phát ngôn viên của hội đồng an ninh Nhà Trắng John Kirby nói như sau:

“Chúng tôi tin rằng điều này về cơ bản là vô trách nhiệm”, “Họ nghĩ rằng họ đang trừng phạt chúng tôi bằng cách đóng cửa kênh này” . “Họ thực sự đang trừng phạt toàn thế giới vì cuộc khủng hoảng khí hậu không vì ranh giới địa lý và biên giới.”

Cùng thời điểm, Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry – hiện là đặc phái viên về Biến đổi khí hậu hàng đầu của chính quyền Joe Biden – cho biết: “Không quốc gia nào nên từ bỏ tiến độ đối với các vấn đề xuyên quốc gia vì những khác biệt song phương.”

“Việc đình chỉ hợp tác không trừng phạt Mỹ, mà đang trừng phạt thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển”, ông John Kerry nói.

Hủy bỏ quan hệ quân sự là nguy hiểm nhất

Điều quan trọng nhất trong số các lệnh trừng phạt này vào thời điểm này là việc hủy bỏ quan hệ quân sự. Washington đã bày tỏ lo ngại rằng, “nguy cơ sai lầm có thể thực sự dẫn đến một loại xung đột nào đó” (theo lời của phát ngôn viên An ninh Nhà Trắng John Kirby).

Biện pháp trừng này diễn ra ngoài việc Trung Quốc đã công bố các biện pháp trừng phạt chưa xác định đối với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vì “hành động khiêu khích nghiêm trọng” trong chuyến đi của bà tới Đài Loan. 

Trong số các hành động đe dọa trực tiếp nhất cho đến nay là quân đội Trung Quốc đã bắn tên lửa đạn đạo qua Đài Loan. 

Theo nghĩa đen, hàng trăm máy bay và tàu quân sự của Trung Quốc đã gây “ồn ào”, hoặc xâm phạm không phận và vùng biển mà Đài Loan tuyên bố chủ quyền vào thời điểm này, khi các cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc gần đây tiếp tục diễn ra. 

Sau khi Bắc Kinh tuyên bố “đường trung tuyến” trên thực tế không còn tồn tại, hàng chục máy bay chiến đấu Trung Quốc kể từ đó đã vượt qua vùng lãnh hải được phân định theo quy ước giữa các bên đã ban hành.

Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp xác nhận rằng, trong ngày thứ hai của cuộc tập trận, khoảng 68 máy bay chiến đấu và 13 tàu chiến đã băng qua đường trung tuyến phân cách Đài Loan.  

Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm nay (6/8) cho biết họ đã bắn pháo sáng vào cuối ngày thứ Sáu để cảnh báo 7 máy bay không người lái của Trung Quốc bay trên quần đảo Kim Môn.

Quân đội Đài Loan cho biết họ đang cảnh giác cao độ ở cả hai khu vực quần đảo Kim Môn và đảo Mã Tổ nằm ngay ngoài khơi bờ biển Trung Quốc đại lục .

Trong danh sách công bố các đòn trả đũa, Trung Quốc thông báo tạm dừng một số cuộc đối thoại chính thức giữa các chỉ huy quân sự cấp cao của Mỹ, bao gồm cả các chỉ huy khu vực, cũng như các cuộc đàm phán về an toàn hàng hải. 

Thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc không áp dụng cụ thể cho những người đồng cấp của Bộ trưởng Quốc phòng Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Milley. Các quan chức cao cấp quân đội Trung Quốc cho biết, họ vẫn cởi mở trong việc trao đổi thông tin giữa cấp lãnh đạo Mỹ.

Theo Politico, phát ngôn viên An ninh Nhà Trắng John Kirby cho biết, trong khi Trung Quốc thông báo “không hoàn toàn loại bỏ cơ hội nói chuyện của các thành viên cấp cao trong quân đội của chúng ta”, nhưng nó vẫn làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Tuy nhiên, các cuộc gọi gần đây của 2 thành viên cấp cao nhất trong quân đội Mỹ đã không được phía Trung Quốc hồi đáp. 

Ông John Kirby cho biết: “Chúng tôi nhận thấy việc đóng cửa các kênh liên lạc quân sự ở bất kỳ cấp độ nào và phạm vi nào và vào thời điểm khủng hoảng là một hành động vô trách nhiệm”.

Bà Nancy Pelosi khi ở Nhật Bản – điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Á của bà cho biết, Mỹ sẽ không để Trung Quốc cô lập Đài Loan.

Bà Pelosi nhấn mạnh: “Chúng tôi đã có các chuyến thăm cấp cao, các thượng nghị sĩ vào mùa xuân tới, của cả 2 đảng, vẫn tiếp tục các chuyến thăm và chúng tôi sẽ không cho phép họ cô lập Đài Loan.”

Có thể bạn quan tâm: